NÔNG DÂN TRÀ VINH KẾT HỢP MÔ HÌNH SINH THÁI

NÔNG DÂN TRÀ VINH KẾT HỢP MÔ HÌNH SINH THÁI

Mô hình sinh thái kết hợp không còn là mô hình xa lạ với người nông dân tại Việt Nam. Đối với tỉnh Trà Vinh, việc kết hợp mô hình sinh thái trong nông nghiệp là giải pháp tăng trưởng kinh tế tốt cho người nông dân.

Tình trạng thay đổi khí hậu tại Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển. Có đường bờ biến dài lên tới 65km, Trà Vinh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch biển, với nhiều danh lam thắng cảnh, như Khu du lịch (KDL) biển Ba Động, Cồn nghêu, Thiền viện Trúc Lâm…Trà Vinh cũng có lợi thế về phát triển thuỷ hải sản. Vùng biển Trà Vinh nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, tiếp giáp với vùng biển Tây Nam Bộ, là 2 vùng biển có nguồn lợi thủy sản dồi dào, chủng loại thủy sản phong phú.

Tuy nhiên, Trà Vinh là một trong mười tỉnh bị ảnh hưởng nặng của hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. Trà Vinh dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu bởi hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ biển. Trong đó, tình trạng hạn hán có thể kéo dài trung bình 4 tháng, dài nhất là 7 tháng/năm và ngắn nhất là 3 tháng/năm; xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, một số vùng có địa hình thấp lại thường xuyên bị ngập úng khi mưa và thủy triều. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu mực nước biển dâng lên 1m thì sẽ có đến 45,7% số diện tích tự nhiên của tỉnh Trà Vinh bị ngập trong nước, các dải đất ven biển và sông màu mỡ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp sẽ bị biến mất dưới mực nước biển.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, vào thời điểm gió mùa Đông Bắc thổi mạnh kết hợp với triều cường, nước biển dâng cao, cộng thêm nạn khai thác cát sông trái phép đã dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông nghiêm trọng, làm sạt lở hơn gần 25km đê sông, đê biển; gây ảnh hưởng đến đời sống của 259 hộ dân, hơn 293ha đất sản xuất bị tác động không canh tác được.

Nông dân kết hợp mô hình sinh thái

Nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm, tỉnh Trà Vinh chủ trương đa dạng hóa hình thức nuôi thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu.

Tại Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, Nhà nước xác định khuyến khích phát triển các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Ngày từ năm 2012, để đa dạng trong nuôi trồng thủy sản, nhiều nông dân trong huyện Duyên Hải đã phát triển mạnh mô hình đưa con cua biển vào nuôi theo hình thức xen canh trong ao nuôi tôm quảng canh hay tôm – cua – rừng.

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ tháng 10/2021, hầu hết nông dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của tỉnh đã thu hoạch gần hết diện tích nuôi thủy sản. Hầu hết sản lượng thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển hiện đang cung ứng cho thị trường từ nguồn nuôi quảng canh theo mô hình xen canh rừng – tôm – cua biển.

Hiện nay, theo khảo sát đánh giá các mô hình sinh tế trong khuôn khổ dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trà Vinh thực hiện mô hình nuôi cua biển kết hợp với tôm vọp.

Kết hợp mô hình sinh thái trong nuôi trồng thủy, hải sản tại Trà Vinh không những mang lại cho người nông dân kinh tế cao mà còn có thể ứng phó được với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề như hiện nay.

Share:

Author: SNN Tra Vinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *